Nguyên nhân khiến giày da bị bong tróc và nhanh hỏng
Để nắm được cách vệ sinh và bảo quản giày da thì đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến giày da bị bong tróc, mất dáng và nhanh hỏng để có thể phòng tránh nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chủ yếu đó là:
– Nguyên nhân khách quan: Do thời tiết, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam với độ ẩm cao. Nhất là những ngày mưa khiến giày của bạn bị ngấm nước, bị ẩm, … Đồng thời, mùa hè nắng nóng gay gắt cũng là một nguyên nhân khiến cho giày da của bạn mất dáng và chất da dễ dàng bị nổ.
– Nguyên nhân chủ quan: Bạn chưa thường xuyên vệ sinh và bảo quản đôi giày của mình.
Cách vệ sinh và làm sạch các loại giày da
Với 3 cách cực đơn giản dưới đây bạn hoàn toàn có thể tự tay làm sạch giày da của mình rồi.
Bước 1: Lau chùi giày da
Làm sạch các bụi bẩn và vi khuẩn của giày da là một trong những việc cần thiết để bảo vệ cho đôi giày da của bạn luôn sáng bóng như mới.
Bạn phải chọn sản phẩm tự nhiên giúp giữ được lớp dầu bóng của da. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa hóa học có tính axit cao hoặc những chất tẩy rửa để lại cặn hoặc bất cứ chất nhờn nào; bởi như thế sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào sản phẩm làm cho da xỉn màu và các đường khâu dễ đứt.
Nếu sau khi lau chùi vẫn còn lớp chất tẩy dư thừa, bạn hãy dùng một miếng vải mềm ẩm hoặc một bàn chải nhỏ chải quanh đường khâu để loại bỏ hoàn toàn chúng. Nên tẩy và chăm sóc đồ da trước khi nó khô.
Bật mí cho các bạn một bí quyết khi tẩy rửa ở giày da đó là, bạn dùng chất tẩy ở những chỗ da bé, khuất không ai nhìn thấy, xem màu của giày da có bị đổi màu không. Điều này sẽ giúp các bạn tránh được trường hợp màu da giày bị loang lổ do chất tẩy chứa quá nhiều axit dẫn đến hỏng đôi giày da của mình.
Nếu giày da bị mốc, bạn pha 5ml dung dịch diệt nấm cùng với 500ml nước rồi dùng miếng vải sạch thấm vào và chà sát lên vùng bị nấm mốc. Sau đó lau lại bằng miếng bông hoặc vải đã thấm nước súc miệng diệt khuẩn. Để giày nơi khô ráo và đánh lại bằng xi giày
Nếu vết mốc khó đi, bạn có thể dùng một chút xà phòng, đánh nhẹ lên phần bị mốc rồi lau lại bằng nước và khăn khô. Để nơi thoáng mát khô ráo tự nhiên là được nhé.
Lưu ý khi làm sạch giày da ở bước này
Kinh nghiệm để giày luôn sáng bóng: Hãy tận dụng vỏ chuối hoặc sữa tươi để vệ sinh bề mặt giày.
- Vỏ chuối có công dụng vô cùng hữu ích trong việc vệ sinh làm mới giày da. Trong vỏ chuối chứa tinh chất danning không chỉ có tác dụng tẩy sạch vết bẩn mà còn giúp đôi giày da luôn sáng bóng. Vì vậy. vỏ chuối sau khi ăn xong bạn đừng vội vàng vứt đi, mà hãy dùng mặt dưới của chiếc vỏ để lau chùi khắp bề mặt bên ngoài chiếc giày.
- Còn dùng sữa tươi không đường lau giày sẽ làm cho độ bền của đôi giày hay các đồ da không bị rạn nứt.
Bước 2: Làm mềm da giày
Sau khi lau chùi và làm sạch thì tất cả các loại da đều phải làm mềm. Đặc biệt là đối với những đôi giày da cao cấp như da cá sấu, da bò,…. Để làm mềm các loại da giày các bạn có thể sử dụng chất nhờn hoặc dầu có trong dầu xả; bởi trong dầu xả có chứa các chất nhờn giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại.
Bạn hãy tránh những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng bởi chúng sẽ làm hỏng đồ da sau này.
Một đôi giày da bạn nên làm mềm một năm từ 2 đến 3 lần. Đặc biệt là những đôi giày thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng thì cần phải được làm mềm liên tục.
Bước 3: Đánh bóng da giày
Để đôi giày da luôn được bền đẹp sáng bóng như mới; các bạn không để bỏ qua bước đánh bóng này.
Để việc đánh bóng giày da được hiệu quả, trước khi đánh xi bạn nên lau sạch bụi bẩn bám lên giày. Sử dụng xi một cách hợp lý giữa xi nước và xi kem. Chú ý tháo dây trước khi đánh giày.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại xi đánh bóng giày các bạn cần lưu ý lựa chọn những loại sản phẩm xi tốt. Bởi nếu không lựa chọn cẩn thận, một số loại xi bóng có chứa chất tạo màu; chúng có thể làm mất độ tự nhiên của giày da. Một số sản phẩm cũng có thể bít lỗ chân lông của da, gây nên những hư hại vĩnh viễn.
Khi sử dụng đánh bóng giày da thì bạn nên sử dụng các loại vải hoặc khăn mềm để đánh bóng. Ngoài ra, các bạn có thể dùng chiếc tất cũ của mình quấn vào 2 ngón tay thấm vào xi giầy; rồi đánh thay cho bàn chải sẽ làm cho đôi giày sáng bóng mà không trầy xước.
Cách cất giữ và bảo quản giày da không bị bong tróc
1. Cách bảo quần giày da theo chất liệu
Giày da được chia làm 3 loại chính: Giày da thường, giày da bóng và giày da lộn .
Ngoài quy trình làm sạch trên với các loại da nói chung; thì với mỗi loại giày da có những đặc tính riêng nên cách bảo quản cũng có những điểm khác nhau.
Vì vậy, bạn cần biết đôi giày của bạn thuộc loại da nào để lựa chọn cách bảo quản phù hợp nhé.
– Bảo quản giày da thường
Với những đôi giày làm từ PVC, bạn tuyệt đối tránh để tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng một miếng vải ẩm để làm sạch giày khi cần.
Và nếu bạn không sử dụng thường xuyên cũng không nên bảo quản lâu trong hộp. Khoảng 3 – 4 tuần; bạn nên lấy ra để kiểm tra và hong khô ở nơi thoáng gió để tránh ẩm mốc
Đối với giày da đen đi một thời gian, màu sẽ phai dần thậm chí bị nứt. Chúng ta có thể:
Dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng. Sau đó đánh lên bề mặt da nhiều lần, rồi phơi chỗ khô thoáng. Cuối cùng đánh xi lên là đôi giày của bạn sẽ lại trông y như mới đấy.
Đối với những đôi giày da trắng bị bẩn, bạn chỉ cần dùng giấm thấm vào vết bẩn của giày. Sau đó lau sạch bằng khăn khô sau đó đánh xi trắng là như mới luôn. Điều này sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều lần so với việc đánh xi trực tiếp lên giày trắng đấy.
– Bảo quản giày da thật bóng
Giày da bóng là một trong các loại giày da phổ biến nhất hiện nay. Loại giày này được làm da động vật như da trâu, da bò, da dê. Giày da bóng được lấy từ lớp da ngoài cùng, giúp bề mặt giày có được độ bóng và nhẵn hơn. Đây là loại chất liệu rất dễ dàng làm sạch, chống thấm nước và bụi bẩn tốt.
Bạn có thể sử dụng kem đánh răng hay acetone,.. Hay đơn giản hơn có thể dùng vải mềm thấm nước đã hòa với bột giặt để cọ sạch vết bẩn; rồi dùng một miếng vải khô khác để đánh bóng giày là được.
– Bảo quản giày da lộn
Giày da lộn là loại giày khó bảo quản và vệ sinh nhất trong các loại giày da. Da lộn có đặc tính dễ thấm nước và hút bụi bẩn. Để bảo quản loại giày này, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Bạn nên hạn chế đi giày trời mưa và để giày bị dính nước. Nếu giày không may bị dính nước, hãy tìm một cuốn giầy mềm cuốn 2-3 vòng xung quanh giày rồi để ở nơi khô thoáng. Hãy nhớ để giấy báo cũ hoặc thêm lớp xốp bên trong để khi khô giày không bị mất dáng; để qua đêm là có thể tiếp tục sử dụng.
Nếu giày da lộn bị dính bùn, bạn hãy đợi đến khi bùn khô hẳn rồi dùng bàn chải mềm; hoặc một cục gôm (tẩy) để loại bỏ các vết bùn đất; nhớ chải (tẩy) theo cùng một hướng và chải kỹ cả những kẽ giày nơi khó làm sạch.
Nếu giày bị dính dầu mỡ, cách tốt nhất là dùng một chiếc bàn chải cứng chà sạch để làm bong lớp da lộn cũ. Sau đó, nếu vết bẩn vẫn còn, hãy pha một ít cồn với nước rửa chén rồi dùng bàn chải chà lại. Nếu vẫn không được, dù không muốn thì bạn cũng phải tạm biệt đôi giày này đi thôi.
Khi không mang giày, hãy bọc kỹ giày da lộn trong giấy báo cũ; hoặc khăn giấy và cất giữ trong hộp ở nơi thoáng khí.
Những sản phẩm dùng để vệ sinh giày da lộn được khuyên dùng bao gồm: Chất tẩy rửa, bàn chải; và gôm tẩy giúp loại bỏ vết bẩn nhanh chóng và dễ dàng và giày luôn sạch sẽ.
2. Một số tips cất giữ và bảo quản đồ da
– Đi giày đúng cách
Bạn thường xuyên mang giày mà không cần tháo dây hay mở khóa vì nghĩ nó sẽ nhanh chóng hơn. Những điều này chỉ làm giày nhanh bị hỏng hơn mà thôi. Vậy nên hãy nhớ tháo dây khi mang hoặc bỏ giày da; để đôi giày của bạn luôn đẹp và giữ đúng form nhé.
– Bảo quản những đôi giày da thường xuyên sử dụng
Để đôi giày da của mình luôn sáng đẹp, và luôn tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng; bạn hãy hạn chế để giày tiếp xúc với nước; và chăm đánh xi giày hơn từ 1 – 2 lần trong tuần.
Việc bảo quản đúng cách không những giúp đôi giày của bạn luôn sáng bóng; mà còn giúp tăng tuổi thọ cho đôi giày của bạn nữa đấy.
– Cách bảo quản giày da cất đi
Trước khi mang giày bỏ vào hộp cất đi thì bạn hãy chắc chắn giày đã được lau chùi sạch sẽ và khô ráo hoặc bạn có thể giặt giày da đúng cách. Sau đó bạn cũng nên bôi một lớp sáp thực vật hoặc mỡ lợn lên bề mặt giày để giữ cho da giày không bị khô; đồng thời nhét giấy báo vào để giữ dáng cho giày. Đây là cách bảo quản giày da không bị nổ một cách tốt nhất.
Nếu bạn sống ở khu vực có độ ẩm cao hãy cất giày vào túi nilon trước khi bỏ vào hộp. Nhớ xả hết không khí còn lại trong túi để giày không bị mốc nhé.
Và bạn hãy nhớ đánh xi lại để làm sạch bụi bẩn trước khi sử dụng nhé.
Những trường hợp thường gặp phải khi sử dụng giày da và cách xử lý
1. Giày da bị ẩm hoặc ngấm nước mưa
- Giày bị ẩm: Hãy bỏ một chút bột vôi vào trong giày, để qua đêm. Bột vôi có tác dụng hút sạch hơi ẩm trong giày và còn giúp bạn tránh được bệnh viêm khớp nữa đấy. Hoặc đặt túi đựng viên chống ẩm vào trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm hoặc dùng miếng giấy lót khử mùi để khử mùi cho giày.
Với những đôi giày có bên trong có lông hoặc nỉ. Bạn có thể dùng máy sấy để nhiệt độ vừa phải để sấy qua nơi bị ẩm trong vài phút.
- Giày bị ướt: Trong trường hợp giày bị ướt do nước mưa hay ngấm nước do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn nên:
– Đầu tiên hãy rút miếng lót ra và hong khô đôi giày trong nhà.
– Dùng vải ướt lâu qua những vết bẩn & thay phiên lau khô lại mặt giày một lượt.
– Sau đó, xé nhỏ lớp giấy báo và độn đầy trong giày để giữ cho đôi giày da không bị mất dáng và chóng khô giày; thay lớp giấy báo 2-3 lần trong ngày.
– Tuyệt đối không được mang giày ra ngoài phơi nắng; bởi lớp da sẽ bị cứng, da sẽ rách và gây đau chân khi sử dụng.
- Lưu ý: Trong những ngày mưa, nên hạn chế để giày tiếp xúc với nước bởi chúng rất dễ khiến đôi giày của bạn bị bong lớp keo dẫn đến hiện tượng nước có thể bị ngập vào bên trong và đó cũng là cách bảo quản giày da tốt nhất. Thường giày bị ẩm sẽ dễ bị lên mùi; nên bạn cần biết cách khử mùi hôi giày hiệu quả nhất
2. Giày da bị nứt, nổ, bong tróc
Sau một thời gian dài sử dụng liên tục, giày da sẽ phai dần màu, hoặc nứt da. Bạn có thể dùng mực tàu nhúng vào chút lòng trắng trứng gà rồi đánh đều lên bề mặt da. Khi đã quét xong bạn đem giày ra nơi khô thoáng để phơi. Thêm một lần đánh xi nữa và bạn sẽ bất ngờ đôi giày của mình hoàn lại như mới.
3. Giày da bị cứng
Khi mới sử dụng một đôi giày da mới thường sẽ khiến bạn bị đau phần gót chân. Khi đó, bạn có thể dùng một miếng mút thấm ướt lên phần gót giày để da mềm đi. Nhưng cũng đừng nên thực hiện biện pháp này quá thường xuyên sẽ làm da giày bị mốc. Ảnh hưởng đến chất lượng da và có mùi khó chịu đó nhé.
Giày da qua một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị cứng hơn. Để làm mềm giày da, hãy dùng một củ khoai tây hoặc quệt hỗn hợp sữa tươi không đường cùng nước cốt chanh tươi lên giày. Sau đó hong khô rồi đánh xi cùng màu da giày. Bạn cũng có thể dùng dầu lửa để quệt lên; nhưng nhớ đừng mang giày ra phơi nắng hay để gần lửa nóng sẽ khiến giày bị nứt nhanh hơn đấy.
4. Giày da bị hôi
Giày da đi lâu thường sẽ bị dính mồ hôi, gây ra mùi khó chịu cho cả giày và chân của bạn. Lúc này, bạn có thể bỏ viên khử mùi, phấn rôm hay bột baking soda; hoặc hoa bưởi vào để qua đêm sẽ khử sạch mùi hôi. Mang tất và lót giày loại chất lượng tốt cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm mùi hôi hiệu quả.